Lễ hội Quan Thế Âm Đà Nẵng nét văn hóa mang đậm dấu ấn Đà Thành

le-hoi-quan-the-am-da-nang-net-van-hoa-mang-dam-dau-an-da-thanh

Lễ hội Quán Thế Âm là một trong các lễ hội Đà Nẵng có quy mô lớn và thu hút được rất nhiều người đến tham gia. Lễ hội dân gian truyền thống này có nguồn gốc từ lễ vía của Đức Phật Quan Thế Âm. Năm 1962, nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm Đà Nẵng, lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức lần thứ hai. Sau một thời gian dài không được tổ chức, đến năm 1991, lễ hội Quán Thế Âm được khôi phục và diễn ra trở lại cho đến nay. Đến ngày 03/02/2021, lễ hội Quán Thế Âm được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể ở Đà Nẵng.

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Lễ hội Quán Âm) được tổ chức tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Lễ hội được hình thành từ sự kiện Hòa thượng Thích Pháp Nhãn (người khai sơn chùa Quán Thế Âm) phát hiện một pho tượng Quán Thế Âm bằng thạch nhũ, tay cầm bình Cam Lồ trong một hang động tại núi Kim Sơn – một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Hành Sơn.

Pho tượng hoàn toàn thiên tạo, rất hoàn chỉnh, cao bằng người thật. Hòa thượng đặt tên là động Quan Âm, đồng thời, ngài cho lập một ngôi chùa ngay sát hang động, tựa lưng vào núi Kim Sơn và đặt tên là chùa Quán Thế Âm để xưng tụng quả vị Quán Thế Âm. Kể từ đó, vào các ngày lễ vía của Quán Thế Âm, đây là nơi được khách thập phương đến lễ bái rất đông.

le-hoi-quan-the-am-da-nang

Trải nghiệm tham gia vào lễ hội

Tại lễ hội sẽ diễn ra rất nhiều các hoạt động văn hoá, văn nghệ, nghệ thuật, thể dục thể thao, trò chơi dân gian, cũng như triển lãm, hội thảo, toạ đàm, hội thi… Chung quy sẽ có 2 phần chính:

le-hoi-quan-am-da-nang-h2

Phần Lễ của lễ hội Quan Thế Âm ở Đà Nẵng

Bao gồm những nghi lễ thuộc về tín ngưỡng Phật giáo:

  1. Lễ rước ánh sáng được tổ chức vào 18/02 Âm lịch, gồm rước kiệu, rước đuốc, múa lân, múa rồng.
  2. Lễ khai kinh được diễn ra vào sáng sớm của ngày 19/02 Âm lịch để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.
  3. Lễ trai đàn chẩn tế tổ chức vào sáng ngày 19/02 Âm lịch để cúng thập loại chúng sinh và cầu siêu cho những người đã mất.
  4. Lễ thuyết giảng về Quan Thế Âm Bồ Tát diễn ra vào sáng ngày 19/02 Âm lịch để ca ngợi tấm lòng từ bi của Đức Phật và cầu nguyện cho đời sống nhân dân ấm no, đất nước thịnh vượng.
  5. Lễ rước tượng Quán Thế Âm diễn ra vào khoảng 10 giờ sáng ngày 19/02 Âm lịch để cầu nguyện cho ngư dân đi biển và những người làm ăn trên sông nước được bình an, may mắn.
  6. Phần lễ còn có nhiều hoạt động khác như lễ hóa trang Quan Thế Âm, lễ tạ pháp dàn hoa đăng…

le-hoi-quan-am-da-nang-h3

Phần hội của lễ hội Quan Thế Âm ở Đà Nẵng

Có rất nhiều hoạt động sôi nổi mang giá trị đặc sắc về văn hóa – nghệ thuật – thể thao như có các trải nghiệm kết hợp giữa văn hóa cổ truyền với văn hóa hiện đại (hội hóa trang, thi cờ, hát tuồng, hát dân ca, nhạc – họa, múa tứ linh, kéo co, điêu khắc, thả đèn trên sông…); các buổi triển lãm như triển lãm tranh thủy mặc, thư pháp; các cuộc thi như thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn, thi nấu ăn chay…

Năm nay, lễ hội dự kiến diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 26 đến 29.3 (nhằm ngày 17 đến 20.2 năm Giáp Thìn) tại khuôn viên chùa Quán Thế Âm (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) và các đường lân cận. Hứa hẹn sẽ là một điểm đến tâm linh, trải nghiệm hấp dẫn cho cả Phật tử, người dân lẫn du khách trong và ngoài nước.

HongcongTravel cung cấp dịch vụ xe đưa đón Đà Nẵng Hội An tận nơi giá rẻ. Để đặt xe đưa đón tham quan lễ hội Quý Khách vui lòng liên hệ qua hotline để được báo giá tốt nhất.